Tịnh Biên là huyện có diện tích trồng xoài lớn thứ hai của tỉnh An Giang nhưng tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nông dân. Do vậy, nhu cầu nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ cũng như phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân, đặc biệt nông dân là rất cần thiết. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 56 nông dân trồng xoài, 03 thương lái/chủ vựa, 10 người bán lẻ và 11 người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi xem xét về tổng lợi nhuận của từng tác nhân thì tổng lợi nhuận của tác nhân thương lái/chủ vựa là cao nhất với 94,91 tỷ đồng/năm chiếm 97,05%, kế đến là người sản xuất 2,090 tỷ đồng/năm, chiếm 2,14%, cuối cùng là người bán lẻ đạt 0,797 tỷ đồng/năm, chiếm 0,81%.
Qua phân tích 5 kênh phân phối xoài cho thấy kênh tiêu thụ từ người sản xuất=>thương lái=>thương lái khác=>xuất khẩu=>người tiêu dùng ngoài nước là kênh có quy mô thị trường lớn và có tổng giá trị gia tăng thuần của toàn kênh cao, đạt 8.120 đồng/kg, trong đó người sản xuất hưởng được 5.700 đồng/kg, do đó kênh này được xem là kênh phân phối hiệu quả và cần tập trung phát triển. Bên cạnh đó, kênh tiêu thụ trực tiếp từ nông dân trồng xoài đến người tiêu dùng nội địa cũng cần được quan tâm thông qua gắn kết với phát triển du lịch sinh thái.
Tại huyện Tịnh Biên, các nông hộ trồng xoài theo hình thức chuyên canh (chiếm 57,14%) và xen canh chiếm (chiếm 33,93%) còn lại là vườn tạp (chiếm 8,93%). Cây xoài thường ra hoa vào tháng 12 đến tháng 1 và thu hoạch tập trung từ tháng 4-5 chính vì thu hoạch tập trung nên giá bán không được cao trong vụ chính nhưng rất cao trong vụ nghịch, đặc biệt là các dịp lễ, tết.
Xem thêm về địa điểm du lịch núi Cấm An Giang
Từ thực tế này đã thu hút nhà vườn áp dụng nhiều biện pháp để kích thích ra hoa xoài sớm hay nghịch vụ để có thể bán được giá cao gấp 2-3 lần so với xoài chính vụ. Xoài ở địa phương chủ yếu dùng để ăn tươi, sản phẩm chế biến từ xoài chưa nhiều. Kênh tiêu thụ chủ yếu của các hộ sản xuất là các thương lái/chủ vựa. Sản lượng xoài của thương lái/chủ vựa trong huyện được bán cho những thương lái, người bán lẻ khác tại các chợ trong huyện và thương lái/chủ vựa khác ngoài tỉnh An Giang. Thương lái thu mua ở tỉnh khác như thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang và Hà Nội thông qua hình thức bán sô (bán mão, không phân loại). Người dân bán trực tiếp cho thương lái/chủ vựa, sau đó các thương lái/chủ vựa này bán lại cho các thương lái/chủ vựa khác ngoài tỉnh để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc, một phần bán cho đại lý bán lẻ trong khu vực hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hiện tại, chưa có một công ty nào bao tiêu và thu mua xoài của nông dân trong huyện. Nguyên nhân là diện tích sản xuất của các hộ còn quá nhỏ và manh mún, đặc biệt trong 3 năm trở lại đây người dân cho biết do ảnh hưởng của thời tiết nên tỷ lệ ra hoa, đậu trái thấp dẫn đến năng suất xoài giảm đáng kể, sâu bệnh làm cho chất lượng xoài không đạt, trái nhỏ, diện tích trồng biến động nhiều nên bao tiêu sản phẩm là một vấn đề khó khăn